Hai vấn đề trầm trọng của nông nghiệp trong đại dịch

Tình hình hiện tại nếu nút thắt không được tháo gỡ hay chậm trễ, sẽ gây ra đổ vỡ nền tảng ngành nông nghiệp, sẽ thiếu hụt và ảnh hưởng an ninh lương thực.

Trong vài năm trở lại đây với khát vọng cấu trúc lại ngành nông nghiệp, từ Chính phủ đến người dân ai ai cũng hồ hởi tiếp nhận, đón nhận chuyển đổi dần từ sản xuất - quản trị qua nhiều hình thức khác nhau.

Mong muốn có được nền nông nghiệp hữu cơ, đủ tiêu chuẩn, sản lượng ổn định, giá trị cao, góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp Việt Nam.

Hai năm trước, dịch Covid-19 đã bắt đầu len lỏi, tác động đến ngành nông nghiệp còn yếu ớt của chúng ta, dẫn đến mất thăng bằng trong chuỗi sản xuất nông nghiệp.

Cho đến nay, sau 2 năm, đại dịch vẫn kéo dài và hiện bùng phát mạnh và rộng, gây nên thiệt hại chưa thể đo đếm được. Ngành nông nghiệp thật sự đang “nhiễm bệnh” nặng. Những nguyên nhân có thể ai cũng thấy.

Bên cạnh dịch bệnh, còn một loạt nguyên nhân chủ quan, duy ý chí, cứng nhắc, có những quyết định chưa phù hợp với thực trạng. Cụ thể, văn bản chỉ đạo điều hành từ Chính phủ, cơ quan bộ chuyên ngành rất nhiều nhưng địa phương mỗi nơi ứng xử một kiểu, chưa hiểu đúng, làm chưa đồng bộ, dẫn đến thiệt hại kép.

Ngành nông nghiệp sẽ bị “hạ gục” nhanh hơn vì 2 vấn đề trầm trọng như sau:

Một là, hiện nay sản phẩm nông nghiệp đang ùn ứ không thông để tiêu thụ được (vì bất cập trong thủ tục xét nghiệm, giấy thông hành, luồng xanh, tài xế phải cách ly nếu đi, về từ vùng giãn cách dịch…).

Tôi đề nghị tháo gỡ như sau: Tất cả các lái xe thuộc địa bàn tỉnh nào thì tỉnh đó nên tạo điều kiện mời tiêm vacxin. Lái xe đã tiêm vacxin mũi 2 thì không cần giấy xét nghiệm. Nếu lái xe tiêm mũi 1 thì phải có giấy xét nghiệm nhanh âm tính, không cần chặn hỏi thêm bất kỳ giấy tờ nào khác. Bỏ giấy thông hành, không yêu cầu cách ly khi đi về (mỗi tỉnh ra quyết định ngắn gọn).

Hai là, tâm lý sợ hãi vừa đối phó dịch, vừa đi tham gia phục vụ sản xuất phải xin giấy thông hành, nếu không có sẽ bị phạt; gánh nguyên lãi suất mỗi ngày chưa được giảm, miễn, chưa được cơ cấu nợ, nguy cơ chuyển thành nhóm nợ xấu; cạn kiệt dòng tiền tích trữ, dòng tiền tạo ra từ sản xuất kinh doanh; chưa có chính sách cho chậm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp; chưa cho doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội…

Tôi đề nghị tháo gỡ: Đối với cấp tỉnh, ưu tiên tiêm vacxin cho những chủ doanh nghiệp, những nhân sự  tham gia phục vụ sản xuất (dựa theo danh sách doanh nghiệp), tạo điều kiện và không yêu cầu bất kỳ điều gì để doanh nghiệp thực hiện “3 tại chỗ” tốt, an toàn, từ đó an tâm sản xuất.

Đối với Ngân hàng Nhà nước, phải chỉ đạo hệ thống ngân hàng đồng bộ giảm 2% lãi suất vay cũ, chủ động cơ cấu tất cả các món vay cũ thời hạn từ 6 tháng đến 1 năm; luôn giữ nguyên nhóm nợ; định giá lại tài sản theo hướng tăng 30% và cho vay thêm 30% tăng; lãi suất bình quân 4%/năm; giãn thuế và bảo hiểm xã hội 6 tháng không tính lãi.

Vì 2 vấn đề trên là những nguyên nhân chủ quan, không đồng bộ sẽ tạo khó khăn gây ra sự đứt gãy trong chuỗi nhân lực, tài lực, vật lực.

Nhận định tình hình hiện tại nếu đề nghị này không được tháo gỡ hay chậm trễ, sẽ gây ra đổ vỡ nền tảng ngành nông nghiệp, sẽ thiếu hụt và ảnh hưởng an ninh lương thực những tháng cuối năm 2021 và năm 2022 sẽ trầm trọng hơn.

Nguyễn Hoàng Anh 

Theo Nongnghiep.vn

Các tin khác

Khởi động dự án nghiên cứu chuyển đổi số nông nghiệp ĐBSCL

Khởi động dự án nghiên cứu chuyển đổi số nông nghiệp ĐBSCL

Dự án sẽ tập trung nghiên cứu, đưa ra bức tranh chung về hiện trạng, nhu cầu và thách thức về chuyển đổi số ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL.

Tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới có ít nhất 40% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới có ít nhất 40% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh vừa ký Quyết định 321/QĐ-TTg ngày 8/3/2022 quy định tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.