Hội thảo lấy ý kiến doanh nghiệp các dự thảo nghị định về đất đai

Sáng ngày 25.11 tại Hà Nội diễn ra hội thảo “Lấy ý kiến doanh nghiệp các dự thảo nghị định về đất đai” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp cùng Tổng cục Quản lý Đất đai – Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức.

Hội thảo tập trung thảo luận đưa ra ý kiến một số nội dung như: Quy định về tập trung, tích tụ đất đai cho sản xuất nông nghiệp; Sửa đổi bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai.

Phát biểu tại hội thảo, bà Đoàn Thị Thanh Mỹ, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý Đất đai cho biết: qua thực tiễn các địa phương và phản ánh của các tổ chức, cá nhân có liên quan việc thi hành Luật Đất đai vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Vướng mắc về tiếp cận đất đai thông qua hình thức thoả thuận thuê, nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; chưa thống nhất về áp dụng pháp luật đối với trường hợp trong khu vực dự án có diện tích đất do Nhà nước quản lý; chưa có quy định để xử lý đất đai đối với trường hợp đã được Nhà nước giao, cho thuê nhưng chưa nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, chưa tạo lập tài sản trên đất nhưng nay dự án bị chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật về đầu tư.

 

Trong khi đó, chúng ta vẫn chưa có quy định điều chỉnh và xử lý đất đai đối với trường hợp đã được Nhà nước giao, cho thuê nhưng chưa nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, chưa tạo lập tài sản trên đất nhưng nay dự án bị chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật về đầu tư; việc giao đất, cho thuê đất đối với các thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu được tách thửa do Nhà nước trực tiếp quản lý cho người sử dụng đất liền kề.

Các nội dung liên quan đến đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận tuy pháp luật đã có quy định nhưng lại chưa phù hợp với thực tiễn và yêu cầu cải cách thủ tục hành chính nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh theo yêu cầu của Chính phủ… 

Bà Đoàn Thị Thanh Mỹ, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý Đất đai

Luật sư Trương Anh Tuấn, trưởng ban pháp chế Hiệp hội bất động sản Việt Nam đồng tình với dự thảo về tính cấp thiết phải sửa đổi, bổ sung một số quy định về lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp nhằm tạo điều kiện sử dụng nguồn lực đất đai một cách hiệu quả, tiết kiệm và thuận lợi cho người sử dụng đất. 

Ông Tuấn cho rằng trên thực tế, các quy định về lập mới quy hoạch, kế hoạch kể cả về quy hoạch sử dụng đất, cũng như quy hoạch xây dựng đều rất chi tiết và chặt chẽ. Tuy nhiên việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, điều chỉnh quy hoạch xây dựng lại tùy tiện, thiếu chặt chẽ. Việc này dẫn đến tình trạng quy hoạch ban đầu thì khoa học, tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn của Nhà nước, nhưng khi thực hiện lại dễ dàng điều chỉnh làm méo mó quy hoạch ban đầu, có khi làm thất thoát, tham nhũng, quá tải hạ tầng mà không có khả năng sửa chữa. Nhất là điều chỉnh về cơ cấu, mục đích sử dụng đất, hệ số sử dụng đất....

Đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thông Việt Nam (Varisme), ông Nguyễn Ngọc Quang chia sẻ: “Dự thảo Nghị định Quy định về tập trung, tích tụ đất đai cho sản xuất nông nghiệp sẽ tạo hành lang pháp lý tốt cho doanh nghiệp đang triển khai thực hiện các dự án nông nghiệp. Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp sắp triển khai thì rất khó. Bởi vì muốn tích tụ đất đai thì phải có chính sách, quy hoạch từ cấp tỉnh, từ đó mới xây dựng hình thành quỹ đất tập trung. Thực tế cho thấy dù Nhà nước có chủ trương trong định hướng phát triển nhưng doanh nghiệp khi có nhu cầu tích tụ đất đai để sản xuất lớn thì phải tự đàm phán với người dân, chính quyền hầu như không tham gia. Do đó các doanh nghiệp khó có thể tích tụ được lượng đất đai lớn để thực hiện dự án.”

Hội thảo “Lấy ý kiến doanh nghiệp các dự thảo nghị định về đất đai” đã thu hút sự tham dự của hàng trăm chuyên gia, doanh nghiệp góp ý và thảo luận.

 

Hoàng Sâm

Các tin khác

Ngành công thương cần lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm trong mọi quyết sách

Ngành công thương cần lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm trong mọi quyết sách

Ngành công thương cần tiếp tục nỗ lực hơn nữa, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm trong mọi quyết sách, phải có “mãnh lực” vươn lên, không để tình trạng “đầu năm đủng đỉnh, cuối năm vội vàng”.

Chi phí sản xuất và mua điện của EVN tăng 16.600 tỷ đồng

Chi phí sản xuất và mua điện của EVN tăng 16.600 tỷ đồng

Theo thống kê, trong tháng 7/2021 và 20 ngày đầu tháng 8/2021, giá nhiên liệu đầu vào Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thực hiện đang cao hơn rất nhiều so với thông số giá bình quân đã thực hiện 6 tháng đầu năm 2021, đặc biệt là giá than.

Bộ Công Thương đề xuất giải pháp gỡ khó cho '3 tại chỗ'

Bộ Công Thương đề xuất giải pháp gỡ khó cho '3 tại chỗ'

Cho phép người lao động được về nhà, kịch bản cách ly ca nhiễm với sự hỗ trợ của y tế địa phương... là những đề xuất được đưa ra để củng cố mô hình sản xuất "3 tại chỗ".