Hội thảo về sản xuất và tiêu dùng bền vững và mua sắm công xanh

Ngày 28-29/11 tại Hà Nội, Hội thảo "Lập Kế hoạch thực hiện Sản xuất và Tiêu dùng bền vững - Mua sắm công xanh" do Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ) phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng Bộ Công thương tổ chức với mục đích xây dựng một cách hiểu chung về SX&TDBV - MSCX giữa các cơ quan trung ương, một số Hiệp hội ngành nghề và chuyên gia trong lĩnh vực này.

Để đóng góp cho các nỗ lực toàn cầu nhằm phát triển bền vững, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh (CLTTXQG) thời kỳ 2011-2020 tại Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25 tháng 9 năm 2012 và một số văn bản khác.

Việc đảm bảo phát triển kinh tế ít phát thải các-bon hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững, việc thúc đẩy mua sắm các sản phẩm, công trình, dịch vụ xanh đáp ứng yêu cầu về môi trường, tiết kiệm năng lượng góp phần giảm phát thải và tránh gây nguy hại đến sức khỏe của cộng đồng và người dân là xu thế cần thiết và tất yếu.

Một trong những thách thức của quá trình xanh hóa nền kinh tế là cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường.

Đối với các nước phát triển, việc thực hiện các mục tiêu xanh trong phát triển và tăng trưởng đã được quan tâm từ lâu và đóng vai trò quan trọng nhằm đảm bảo các các yếu tố môi trường.

Tuy nhiên, đối với các nước đang phát triển, việc thực hiện các mục tiêu xanh lại chưa được quan tâm đúng mức, đặc biệt, các tiêu chí về môi trường, giảm phát thải khí nhà kính và sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thường ít được quan tâm gắn kết trong đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, công nghệ và các sản phẩm, dịch vụ.

Thực tế cho thấy chi phí sử dụng các sản phẩm xanh thường cao hơn chi phí cho các sản phẩm thông thường cùng loại, hệ thống chính sách cho mua sắm công sản phẩm - dịch vụ xanh chưa được hoàn thiện, và mức độ sẵn sàng của thị trường – doanh nghiệp tư nhân trong cung ứng sản phẩm xanh còn hạn chế gây ảnh hưởng không nhỏ tới tính khả thi của việc đạt được mục tiêu sản xuất & tiêu dùng bền vững (SX&TDBV) - thực hiện mua sắm công xanh (MSCX) tại Việt Nam.

Ước tính sức mua từ chi tiêu công chiếm khoảng 14% - 40% tổng sản phẩm quốc nội. Yêu cầu về giảm lượng khí thải CO2, chất độc hại trong các sản phẩm và sử dụng tài nguyên hiệu quả là những yếu tố quan trọng cần Chính phủ xem xét thắt chặt các chính sách và thủ tục mua sắm để góp phần xây dựng nền kinh tế sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên.

Trong bối cảnh này, Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công thương tổ chức Hội thảo “Nâng cao nhận thức và Lập kế hoạch thực hiện Sản xuất và Tiêu dùng bền vững - Mua sắm công xanh tại Việt Nam” để bước đầu xây dựng một cách hiểu chung về SX&TDBV - MSCX giữa các cơ quan trung ương, một số Hiệp hội ngành nghề và chuyên gia trong lĩnh vực này, cũng như xác định các hoạt động tương ứng do GIZ hỗ trợ thực hiện tại Viêt Nam trong thời gian tới.

Ông Nguyễn Ngọc Quang, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn Việt Nam (Varisme)

Hội thảo sẽ diễn ra trong 02 ngày 28-29/11 tại Hà Nội với nhiều phiên thảo luận, đánh giá của đại biểu đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), Bộ Công thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, VCCI, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn Việt Nam (Varisme), Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (VINASTAS), và một số chuyên gia trong lĩnh vực SX&TDBV – MSCX.

 

 

Hoàng Sâm

Các tin khác

Thủ tướng tọa đàm với các tập đoàn hàng đầu Nhật Bản: Việt Nam là nơi an toàn trong cơn bão

Thủ tướng tọa đàm với các tập đoàn hàng đầu Nhật Bản: Việt Nam là nơi an toàn trong cơn bão

Sáng 16/12, tại Tokyo, trong khuôn khổ chuyến công tác tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN - Nhật Bản và hoạt động song phương tại Nhật Bản, Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự tọa đàm với các tập đoàn kinh tế hàng đầu của Nhật Bản.

Xây dựng hành lang khoa học nông nghiệp Vân Nam - Việt Nam

Xây dựng hành lang khoa học nông nghiệp Vân Nam - Việt Nam

Thứ trưởng Trần Thanh Nam mong muốn doanh nghiệp, viện nghiên cứu của Vân Nam sang Việt Nam tìm hiểu, xây dựng “hành lang khoa học nông nghiệp” trên biên giới.

Nông nghiệp Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong năm 2023

Nông nghiệp Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong năm 2023

Hợp tác quốc tế đã có những đóng góp quan trọng cho thành tựu ngành nông nghiệp Việt Nam trong thời gian vừa qua.